Tại hội thảo về du học nghề ở Đức ở Hà Nội hôm 26/11,ông Nguyễn Quang Vinh,Giám đốc kinh doanh,Tập đoàn giáo dục và cung ứng nhân lực ANG,cho hay nhiều học sinh Việt Nam chọn theo nghề Điều dưỡng bởi cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn.
Theo các thống kê,nước Đức hiện thiếu khoảng 1,3-1,4 triệu lao động,khoảng 500.000 ở lĩnh vực y tế.
"Trong đó,riêng Điều dưỡng cần 100-200.000 người",ông Vinh nói.
Sống ở Đức hơn 40 năm,bà Võ Thị Thiên Nga,Giám đốc Công ty Devi Horizonte chuyên kết nối doanh nghiệp hai nước,cũng nhận định cơ hội học tập và làm việc trong ngành Chăm sóc sức khỏe nói chung,Điều dưỡng nói riêng đang ngày càng rộng mở với học sinh Việt Nam.
Lý do là nước này có nhiều viện dưỡng lão,nhu cầu chăm sóc cho người lớn tuổi cao.
Đại diện doanh nghiệp Đức trả lời thắc mắc về chương trình học,cơ hội việc làm với học sinh,phụ huynh Việt Nam,sáng 26/11. Ảnh: Bình Minh
Chương trình đào tạo nghề Điều dưỡng thường kéo dài trong 3-3,5 năm,theo hình thức vừa học vừa làm. Theo Make it in Germany,cổng thông tin của chính phủ Đức về lao động nghề,sinh viên được miễn học phí,lại nhận trợ cấp hàng tháng từ doanh nghiệp - trung bình khoảng 1.000 euro (28 triệu đồng). Học viên còn có thể làm thêm 20 tiếng mỗi tuần nếu doanh nghiệp có nhu cầu,lương chừng 800 euro. Trong khi đó,chi phí sinh hoạt (nhà ở,ăn uống,đi lại...) tùy từng vùng chỉ hơn 900 Euro một tháng.
Tại sự kiện,đại diện Bệnh viện MziB ở Berlin cho hay đang thiếu 30-40 lao động. Học nghề tại đây,học sinh được thực tập ở các cơ sở của bệnh viện,hưởng trợ cấp từ 965 euro một tháng trong năm đầu,tăng dần vào hai năm tiếp theo. Sau khi tốt nghiệp và có kinh nghiệm,họ nhận lương tháng khoảng 2.300-3.300 euro (58-88 triệu đồng).
Cũng theo ông Vinh,chương trình đào tạo nghề Điều dưỡng ở Đức phù hợp nhóm học sinh có học lực trung bình. Thay vì phải đạt điểm tổng kết 6-6,5 nếu đi các nước khác,các em chỉ cần tốt nghiệp THPT và có trình độ tiếng Đức B1.
Số học sinh đăng ký du học nghề qua công ty ông gần đây tăng 150% so với trước dịch Covid-19. Sau 4-9 tháng học tiếng,mỗi năm,hơn 200 người đủ điều kiện sang Đức,khoảng một nửa chọn nghề Điều dưỡng.
Học viên đặt câu hỏi cho đại diện doanh nghiệp Đức,sáng 26/11. Ảnh: Bình Minh
Tuy nhiên,theo ông Vinh và bà Nga,rào cản lớn nhất với du học sinh Việt là ngôn ngữ. Yêu cầu phổ biến là chứng chỉ B1 (bậc 3/6),song với các ngành như Y,Điều dưỡng,một số trường đòi hỏi mức B2.
"Điều quan trọng nhất là thay đổi tư duy ngôn ngữ. Thay vì học tủ để thi lấy chứng chỉ,các em phải học để có thể sử dụng được",bà Nga nói. "Hãy cố gắng viết,nói thật nhiều,nghe podcast,chương trình thời sự tiếng Đức để luyện".
Ông Vinh cũng đặc biệt lưu ý điều này.
"Nếu không giỏi tiếng,các em không giao tiếp được với bệnh nhân hay hiểu được y lệnh",ông nói thêm.
Gần 7.400 sinh viên người Việt đang ở Đức,tăng khoảng 30% so với trước Covid-19. Tại một sự kiện ở Hà Nội hồi cuối tháng 5,TS Steffen Kaupp,Viện phó Viện Goethe cho biết trong khoảng 4.000 người Việt đến Đức học nghề vào năm ngoái,một nửa theo ngành Điều dưỡng và Khách sạn.
Bình Minh
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
©bản quyền 2009-2020 Thông tin khách sạn Universal Liên lạc với chúng tôi SiteMap