Gia đình bà Hồng có 6 người. Sau khi con trai lớn được chẩn đoán mắc viêm gan B,bà liền mua 5 bộ dụng cụ cá nhân (cắt móng,nhíp,lược,cạo râu...) cho từng người. Trước và sau khi sử dụng,bà yêu cầu mỗi người làm sạch bằng xà phòng. Ngoài sắm các dụng cụ mới,bà còn cùng cả nhà tiêm vaccine ngừa viêm gan B.
Ấn tượng về viêm gan B của bà Hồng là bệnh nguy hiểm,dễ lây và phiền toái. Một số người hàng xóm mắc bệnh,luôn lo lắng và mất ngủ khi tái khám. Bà còn có vài đồng nghiệp mắc bệnh trở nặng,gan xơ hóa chỉ sau một năm. Tuy vậy trước đó bà Hồng chưa hiểu về căn bệnh này vì thấy nhắc tên thường xuyên. Đến khi nhìn hàng xóm,đồng nghiệp mới hiểu nguy cơ trở nặng cao,cần phòng ngừa.
Còn với ông Nguyễn Lợi (69 tuổi,TP HCM),300 triệu đồng là số tiền cố định mỗi năm dành cho điều trị bệnh viêm tủy sống và viêm gan B của con gái. Chi phí này chưa bao gồm thuốc dành cho những khi điều trị bệnh truyền nhiễm khác.
Ông cho biết con gái mắc viêm gan B thể ngủ từ 2019,tuy nhiên không tuân thủ tái khám,theo dõi,dẫn tới virus chuyển sang thể hoạt động. 5 năm qua,vợ chồng ông cùng con đến khám tại nhiều bệnh viện trong và ngoài nước,mong muốn có thể trị khỏi bệnh. Song,các bác sĩ chỉ lắc đầu,nói virus viêm gan B không thể trị khỏi,phải dùng thuốc hàng ngày để khống chế bệnh.
Lo sợ nhiễm bệnh,vợ chồng ông cùng các thành viên chủ động tiêm vaccine viêm gan B và thường xuyên kiểm tra sức khỏe về gan,xét nghiệm định lượng kháng thể. "Bác sĩ khuyến cáo con gái tôi không nên mang thai,do không đảm bảo điều kiện sức khỏe,vì vậy tôi rất lo các con,cháu có thể gặp vấn đề tương tự",ông Lợi nói.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính,Giám đốc Y khoa,Hệ thống tiêm chủng VNVC,trong các tháng cuối năm trung tâm đón nhiều người đến tiêm viêm gan B vì lo sợ nhiễm bệnh hoặc bệnh trở nặng. Viêm gan B có đặc điểm diễn biến thầm lặng,bệnh nhân luôn cảm thấy khỏe dù đã xơ gan hoặc có khối u nhỏ. Việc này khiến nhiều người lo lắng bệnh âm thầm trở nặng,muốn phòng bệnh ngay lập tức khi người thân nhiễm virus.
"Người nhà của bệnh nhân không nên lo lắng thái quá mà cần hiểu đúng về bệnh để có biện pháp phòng ngừa phù hợp",bác sĩ Chính nói,thêm rằng virus không lây qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc thông thường,vì vậy không cần thiết cách ly,sinh hoạt riêng với bệnh nhân.
Người cao tuổi tiêm vaccine viêm gan B ở VNVC. Ảnh: Nhật Linh
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis B virus (HBV) gây ra,thường lây qua đường máu,từ mẹ sang con và đường tình dục. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (2021),toàn cầu có khoảng 296 triệu người nhiễm virus viêm gan B mạn tính và có khoảng 1,1 triệu người tử vong liên quan đến các bệnh về gan. Việt Nam là một trong những quốc gia có gánh nặng viêm gan virus cao trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Cả nước có khoảng 6,6 triệu người mắc viêm gan B.
Viêm gan B được chia thành hai thể,gồm thể ngủ và thể hoạt động. Ở thể ngủ,virus tồn tại trong cơ thể nhưng chưa phá hủy tế bào gan,chỉ số men gan ở mức bình thường. Tuy nhiên,virus có thể tái hoạt động khi sức đề kháng kém,lây lan qua đường máu,đường tình dục hoặc từ mẹ sang con.
Ở thể hoạt động,virus không ngừng sinh sôi,có thể gây viêm gan tối cấp,viêm gan cấp và viêm gan mạn,tiến triển thành xơ gan,ung thư biểu mô tế bào gan... khi không được điều trị đúng.
Người nhiễm viêm gan B mạn tính cần được uống thuốc kháng virus nhằm giảm nguy cơ suy gan,xơ gan,ung thư gan. Quá trình điều trị cần sự kiên trì của người bệnh do phải sử dụng thuốc kéo dài,không bỏ thuốc để tránh virus tái hoạt động.
Bệnh nhân viêm gan B không nên có tâm lý tự ti,quá hoang mang lo lắng,dùng phương thuốc chưa kiểm chứng hay kiêng khem quá khắt khe. "Chìa khóa" để chăm sóc gan là lối sống lành mạnh gồm cân bằng dinh dưỡng,không uống rượu bia,theo dõi cân nặng,tiêm phòng viêm gan A-B,tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra cần có biện pháp an toàn khi hoạt động tình dục,không hiến máu,không sử dụng chung các dụng cụ như dao cạo râu,kim tiêm... Gia đình có người thân mắc viêm gan B nên chủ động tiêm vaccine phòng nguy cơ lây nhiễm.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế),mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus viêm gan B. Tuổi nhiễm càng trẻ,nguy cơ viêm gan mạn tính hoặc ung thư gan sau này càng cao. 30-50% trẻ dưới 6 tuổi khi bị nhiễm virus có nguy cơ phát triển viêm gan mạn tính.
Bệnh chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất tránh lây nhiễm bệnh. Việt Nam có nhiều loại vaccine viêm gan B dành cho người lớn và trẻ em,gồm Heberbiovac HB (Cu Ba) và Gene Hbvax (Việt Nam),Twinrix (Bỉ) phòng viêm gan A và B trong một mũi tiêm. Người lớn cần tiêm chủng ba mũi trong vòng 6 tháng,xét nghiệm viêm gan B trước tiêm chủng. Trẻ em cần tiêm vaccine viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh,sau đó trẻ cần theo sát lịch tiêm ngừa vaccine có thành phần viêm gan B như vaccine 5 trong 1 hoặc vaccine 6 trong 1.
Diệu Thuần
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
©bản quyền 2009-2020 Thông tin khách sạn Universal Liên lạc với chúng tôi SiteMap