Thông tin được Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết khi nói về dự án Luật Khoa học và Công nghệ 2013 (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội xem xét,cho ý kiến vào tháng 5/2025.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy. Ảnh: Giang Huy
Trong số những thay đổi ở bộ Luật lần này,sẽ đưa ra những giải pháp để tăng cường nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển,mục tiêu hiện thực hóa Chiến lược khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Thứ trưởng Duy cho biết,kinh nghiệm từ các quốc gia,để phát triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo,số lượng cán bộ nghiên cứu và phát triển cần đạt khoảng 12 người/một vạn dân. Để đạt được mục tiêu tăng cường số lượng cán bộ nghiên cứu phát triển,nâng cao mức đầu tư xã hội,cần phải thực hiện các cải cách toàn diện,bao gồm việc tích hợp các hoạt động nghiên cứu và phát triển vào Luật.
Nhìn lại lịch sử phát triển của các quốc gia,dễ thấy giai đoạn đầu,hầu hết lực lượng nghiên cứu và phát triển thường tập trung trong khu vực công,tức là các viện nghiên cứu,trường đại học công lập do nhà nước thành lập. Kinh phí cho nghiên cứu và phát triển chủ yếu cũng được cấp từ ngân sách nhà nước. Để tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ,các quốc gia phát triển đã tìm cách nâng cao tỷ lệ đầu tư từ xã hội. Thông thường,tỷ lệ đầu tư từ nhà nước sẽ giảm từ mức 100% xuống còn khoảng 30%,trong khi tỷ lệ đầu tư từ xã hội sẽ tăng lên khoảng 70%.
"Trong Luật Khoa học và Công nghệ chúng tôi dự kiến trình Chính phủ và sau đó trình Quốc hội nhằm mục tiêu tăng số lượng cán bộ nghiên cứu từ 7 lên 12 người/một vạn dân. Giải pháp là theo mô hình các quốc gia đã thực hiện,nhằm thúc đẩy đầu tư từ xã hội,doanh nghiệp và khu vực tư nhân vào khoa học,công nghệ",ông Duy nói. Đầu tư này sẽ bao gồm tài chính và việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển,các viện nghiên cứu,cũng như hình thành các đội ngũ nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp.
Thứ trưởng Duy cũng nhìn nhận,không thể kỳ vọng doanh nghiệp sẽ ngay lập tức đầu tư vào khoa học và công nghệ bởi lĩnh vực này thường mang tính rủi ro và không ngay lập tức đem lại lợi nhuận,trong khi mục tiêu chính của doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận và duy trì sự tồn tại.
Hiện nay,hầu hết doanh nghiệp Việt Nam,ngoại trừ một số tập đoàn lớn,chưa có động lực hoặc sự sẵn sàng để đầu tư vào khoa học và công nghệ do lo ngại lợi ích từ đầu tư này sẽ chỉ thu được trong một khoảng thời gian dài,chứ không phải ngay lập tức. "Luật Khoa học và Công nghệ lần này cần có những chính sách để tăng cường thu hút đầu tư từ xã hội",ông nói.
Trước tiên,Nhà nước sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao kết quả nghiên cứu và kết nối các trường đại học với doanh nghiệp.
Thứ hai,cần thiết lập các cơ chế khuyến khích,như ưu đãi thuế và giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp,đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn đầu khó khăn.
"Để đạt được mục tiêu tăng cường số lượng cán bộ nghiên cứu và nguồn đầu tư xã hội,Luật Khoa học và Công nghệ cần được sửa đổi toàn diện,bao gồm việc tích hợp các hoạt động nghiên cứu và phát triển của toàn xã hội vào trong Luật,không chỉ dựa vào các quy định hiện tại",Thứ trưởng Duy nhấn mạnh.
Bên cạnh đó,để thúc đẩy phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia,trong đó doanh nghiệp là trung tâm và viện nghiên cứu,trường đại học đóng vai trò là các chủ thể nghiên cứu mạnh,Luật sẽ có nhóm chính sách và vấn đề mới.
Các trường đại học đang dần trở thành những chủ thể nghiên cứu mạnh,tương đương với các viện nghiên cứu. Cần có những chương trình đào tạo nghiên cứu sinh bằng nguồn kinh phí từ khoa học và công nghệ. "Thực tế,nhiều quốc gia trên thế giới coi lực lượng nghiên cứu sinh là lực lượng nghiên cứu chủ yếu. Bởi vì nghiên cứu sinh ở độ tuổi trẻ trung,sáng tạo nhất và say mê nhất trong công việc",ông Duy nói.
Cần xây dựng các trung tâm xuất sắc về khoa học và công nghệ,kết nối chặt chẽ giữa nghiên cứu và đào tạo. Thứ trưởng Duy cho biết,cơ quan soạn thảo mong muốn đề xuất tách biệt đội ngũ nghiên cứu của các viện nghiên cứu và trường đại học khỏi quan niệm coi họ như cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập. Giống như ở các nước trên thế giới,giảng viên và nghiên cứu viên được khuyến khích tham gia điều hành các doanh nghiệp do viện nghiên cứu và trường đại học thành lập,dựa trên kết quả nghiên cứu và sở hữu trí tuệ của họ. Điều này giúp đưa hoạt động đổi mới sáng tạo từ doanh nghiệp đến gần hơn với trường đại học,thậm chí ngay trong trường đại học.
Luật Khoa học và Công nghệ được ban hành lần đầu vào năm 2000 và sửa đổi vào năm 2013 đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động khoa học,công nghệ,thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên,sau 10 năm triển khai,thế giới đã có sự phát triển nhanh chóng với sự bùng nổ của công nghệ số. Theo đó Luật Khoa học và Công nghệ cần được sửa đổi để tăng cường việc huy động nguồn đầu tư,sự quan tâm và nguồn nhân lực từ khu vực doanh nghiệp cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển và để theo kịp xu thế chung của thế giới.
Kế hoạch số 81 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 15 xác định nhiệm vụ sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ,dự kiến trình Quốc hội xem xét,cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025). Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo xây dựng dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi).
Bảo Chi
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
©bản quyền 2009-2020 Thông tin khách sạn Universal Liên lạc với chúng tôi SiteMap