Trang Chủ Dịch vụ trong nước Giáo dục trẻ em trò chơi gia đình Tin quốc tế hơn

Hậu trường làm 2.300 trang phục trong 'Shogun'

2024-09-22 HaiPress

Ở mùa giải Emmy năm nay,Shogun mang về 18 giải thưởng,trong đó có giải Primetime Emmy Cổ trang xuất sắc của một loạt phim. Trong cuộc phỏng vấn với Variety,Rosario nói: "Đoàn làm phim có rất nhiều người,gồm các cố vấn kiểm tra hàng ngày trên phim trường để đảm bảo mỗi bộ trang phục đều chính xác cho từng cảnh quay".

Trailer 'Shogun'

Trailer "Shogun",gồm 10 tập,ra mắt ngày 27/2 trên nền tảng FX. Theo ứng dụng theo dõi người xem Samba TV,tác phẩm được phát trực tuyến nhiều nhất trên mọi nền tảng từ ngày 26/2 đến 3/3. Video: FX

Nội dung theo chân Yoshii Toranaga (Hiroyuki Sanada đóng) trở thành shogun (tướng quân),người lãnh đạo quân sự của quốc gia. Trong quá trình đó,ông đồng hành Mariko (Anna Sawai) và thủy thủ người Anh John Blackthorne (Cosmo Jarvis).

Ông cho biết Shogun là dự án nói về thời kỳ quan trọng của Nhật Bản nhưng dành cho khán giả trên toàn cầu. Điều này đòi hỏi việc chuẩn bị nhiều công đoạn,trong đó có trang phục,nhằm cho khán giả đại chúng hình dung về bối cảnh và các sự kiện diễn ra.

Do series lấy bối cảnh Nhật Bản thế kỷ 17,Rosario có ít nguồn tài liệu chính thống để nghiên cứu. Sau khi tìm thông tin trên mọi trang web và bảo tàng,ông nghiên cứu tranh và trò chuyện với các nhà sử học. "Đó là lần đầu tiên tôi sử dụng tranh để tạo ra một trong những bộ phục trang",ông nói.

Theo Harper's Bazaar,Carlos Rosario có năm tháng chuẩn bị cho dự án. Ông biên soạn tài liệu chi tiết gồm 125 trang,sau đó chỉnh sửa còn 30 trang. Trong số những người làm việc với nghệ sĩ,Frederik Cryns,chuyên gia về thời kỳ Sengoku (Chiến quốc),hướng dẫn êkíp vài tháng đầu tiên. Sau đó,Rosario và đội ngũ tự phát triển. Rosario và giám sát trang phục Carole Griffin quản lý 125 người,gồm thợ cắt,thợ may,thợ nhuộm,các trợ lý,người phục vụ bối cảnh và nhiều chuyên gia về kimono sống ở Vancouver (Canada) lẫn Nhật Bản.

Nhà thiết kế Carlos Rosario. Ảnh: FX

Ban đầu,Rosario tìm nguồn vải từ Mỹ,nhưng chất liệu không đạt yêu cầu. Đội ngũ chuyển sang các nguồn cung cấp từ Nhật Bản,dù biết rất đắt tiền. Sau đó,họ thuyết phục hãng phim tăng ngân sách cho phần phục trang,nhằm giúp dự án trở nên chân thực.

Ngoài việc dựa vào nghiên cứu lịch sử,Rosario cũng phải nắm bắt tâm lý các nhân vật. Ông đọc hết 10 kịch bản của từng vai để hiểu rõ câu chuyện,xuất thân. Nghệ sĩ cho rằng màu sắc là khía cạnh quan trọng nhất của trang phục trong series. Vì vậy,Rosario bám sát tiểu thuyết lẫn kịch bản,quân đội của Ishido (Takehiro Hira) được mô tả mặc quân phục xám,trong khi binh lính của Toranaga mặc đồ nâu. Trong tập một,Rosario để nhân vật Toranaga thay đổi nhiều trang phục màu vàng đồng,nhằm thể hiện quyền lực và sự giàu có.

Về Mariko,Rosario cho biết nhân vật này được miêu tả là người khép kín và lạnh lùng,có quá khứ đau thương nên cho diễn viên Anna Sawai mặc quần áo đơn sắc trong những tập đầu. Khi nhân vật tìm thấy mục đích sống sau lần gặp Blackthorne,trang phục bắt đầu có màu sắc,khơi gợi năng lượng tươi mới.

Tạo hình Mariko - Anna Sawai đóng - trong phim "Shogun". Ảnh: FX

Êkíp cho nhân vật Blackthorne mặc đồ có màu trung tính vì anh không có quyền lực nhiều so với các lãnh chúa người Nhật hay Mariko. Sau một thời gian ở Nhật Bản,tủ đồ Blackthorne có nhiều trang phục truyền thống,thể hiện sự hòa nhập với văn hóa bản địa.

Nhìn lại trải nghiệm trên phim trường,Rosario nói: "Tôi chưa bao giờ làm việc trong một dự án nào mà cẩn thận và chú ý đến chi tiết như vậy. Chúng tôi chỉ muốn đảm bảo câu chuyện chính xác và chân thực nhất có thể".

Ngoài phục trang,tính xác thực trong loạt phim còn thể hiện trong kịch bản,khi bám sát chặt chẽ với tiểu thuyết gốc,do các biên kịch chủ yếu là người Mỹ gốc Á sáng tạo. Theo Motion Pictures,diễn viên chính kiêm nhà sản xuất Hiroyuki Sanada đích thân dịch các phần của kịch bản để đảm bảo lời thoại phù hợp với bối cảnh xã hội,đồng thời phản ánh tinh thần văn hóa.

Êkíp chuẩn bị cho tài tử Hiroyuki Sanada trên phim trường "Shogun". Ảnh: FX

Shogun được giới phê bình toàn cầu đón nhận. Trang Rotten Tomatoes viết: "Tác phẩm hoành tráng về mặt hình ảnh,phản ánh chân thực nền văn hóa Nhật". Trang Asian Movie Pulse đánh giá: "Series tuyệt vời,bám sát tinh thần tiểu thuyết gốc,mọi người đều nên xem". Tờ The Australian nhận xét: "Phần mở đầu ấn tượng,kỹ thuật dàn cảnh,diễn xuất,phục trang hoàn hảo,giúp khán giả hiểu rõ về xã hội Nhật Bản thời phong kiến".

Quế Chi (theo Variety,Motion Pictures,Harper's Bazaar)

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.

Mới nhất

Nạn nhân nhà cháy ở TP HCM: 'Khói đen bủa vây không còn lối thoát'

Ngành lao động 'nhiều tâm tư nhưng sẽ chấp hành tốt việc hợp nhất'

Giá đỗ, đậu đũa trong tiếng Anh là gì?

Thiếu úy quân đội nhờ cảnh sát tìm chủ túi vàng nhặt được

Doãn Quốc Đam rút khỏi đề cử giải truyền hình

Thu nhập bình quân lao động năm 2024 đạt 8,5 triệu đồng

©bản quyền 2009-2020 Thông tin khách sạn Universal    Liên lạc với chúng tôi  SiteMap