Trang Chủ Dịch vụ trong nước Giáo dục trẻ em trò chơi gia đình Tin quốc tế hơn

Khảo sát địa chất khu vực xây lò nghiên cứu hạt nhân tại Đồng Nai

2024-08-29 HaiPress

Mô phỏng Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân. Ảnh: Vinatom

Thông tin được TS Trần Chí Thành,Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết chiều 28/8 về Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân (CNST). Lò nghiên cứu mới với công suất 10MW sẽ được thiết kế xây dựng trên diện tích 100 ha tại Long Khánh,Đồng Nai. "Các chuyên gia đánh giá sơ bộ địa điểm xây dựng lò nghiên cứu,cho thấy rất thuận lợi khi chỉ cách thành phố Long Khánh khoảng 10 km và nằm trên đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết nối với TP HCM",ông nói.

Theo đó tại địa điểm xây dựng lò nghiên cứu hạt nhân sẽ tiến hành khoan khảo sát và để đánh giá độ nguy hiểm động đất. Sau khi khoan khảo sát,số liệu được đưa vào phần mềm tính toán mức độ,chu kỳ xảy ra động đất,nhằm đánh giá mức độ nguy hiểm động đất,từ đó đưa ra phương án thiết kế. Ví dụ,với với động đất 7 MSK độ thì cần thiết kế chắc chắn hơn,nhưng với chỉ khoảng 3-4 độ MSK sẽ có thiết kế đơn giản hơn phù hợp nhằm giảm kinh phí.

TS Thành cho biết,sau khi có thiết kế lò nghiên cứu mới,nghĩa là có số liệu thiết kế cơ sở,sẽ tiến hành mô phỏng tính toán và lập báo cáo phân tích an toàn,đưa ra tất cả các kịch bản sự cố có thể xảy ra để tính toán,phân tích,nếu các kịch bản sự cố xảy ra thì lò phản ứng có an toàn hay không.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt (thứ ba từ phải qua) kiểm tra tiến độ dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học Công nghệ hạt nhân tại TP Long Khánh (Đồng Nai) hôm 10/8. Ảnh: Danh Lộc

Quy định hiện hành của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hay các nước đều yêu cầu,ngay cả kịch bản sự cố xấu nhất xảy ra thì thiết kế phải bảo đảm không ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh. "Việc đánh giá,tính toán phân tích an toàn sẽ được thực hiện vào đầu năm 2025. Sau khi hoàn thành báo cáo FS (báo cáo nghiên cứu khả thi) và Hồ sơ địa điểm,các cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm định và phê duyệt. Sau đó sẽ tiến hành xây dựng,thương thảo Hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư,thiết bị - thi công xây dựng công trình),việc này dự kiến khoảng giai đoạn 2027-2028",ông nói.

Theo Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam,nhiệm vụ quan trọng của lò phản ứng nghiên cứu tập trung sản xuất đồng vị phóng xạ,dược chất phóng xạ để chẩn đoán,điều trị ung thư,chiếu xạ silic tạo vật liệu bán dẫn,sản xuất chip. "Khi lò vào vận hành,số lượng triển khai ước tính 11 đồng vị phóng xạ,có thể tạo được 50-70 loại dược chất phóng xạ nhằm chẩn đoán nhiều loại ung thư phục vụ trong nước và xuất khẩu",ông nói.

"Khó khăn trong việc triển khai Dự án Trung tâm là xây dựng nhóm nghiên cứu chuyên môn để có thể bắt tay ngay vào khai thác hiệu quả lò hạt nhân nghiên cứu sau khi đưa vào vận hành",ông nói và cho biết Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đang xây dựng các nhóm chuyên môn sâu,đồng thời kết hợp với IAEA,các chuyên gia Nga,quốc tế và các trường đại học để đào tạo đội ngũ nghiên cứu tầm quốc tế.

Dự án CNST được thực hiện theo Hiệp định Liên Chính phủ ký năm 2011. Dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2018. Trung tâm này sẽ có lò phản ứng hạt nhân dạng bể bơi,công suất 10 MW,sử dụng nhiên liệu độ giàu thấp do Nga chế tạo. Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai một dự án về xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu công suất lớn.

Hồi cuối tháng 6 Tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) Alexey Likhachev và Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã trao đổi bản ghi nhớ về kế hoạch triển khai Dự án CNST tại Việt Nam. Sau đó,hai bên đã thống nhất cách thức hợp tác và triển khai để xây dựng và vận hành khai thác hiệu quả dự án này.

Để hỗ trợ thẩm tra,thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi,Báo cáo phân tích an toàn và hồ sơ thiết kế,Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) tạo điều kiện cho một số cán bộ Việt Nam tham gia thực hiện thiết kế cơ sở của lò phản ứng và các tính toán,phân tích an toàn đi kèm. Rosatom cũng giúp Việt Nam trong đào tạo cán bộ vận hành lò phản ứng nghiên cứu.

Việt Nam hiện có Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã vận hành 40 năm. Tiền thân của lò này là Lò phản ứng hạt nhân TRIGA Mark-2 công suất 250 kWt được Mỹ xây dựng tại Đà Lạt từ năm 1963. Trước ngày 30/4/1975 toàn bộ các thanh nhiên liệu của Lò đã được tháo dỡ để chuyển về Mỹ nên Lò không còn khả năng hoạt động. Từ năm 1979,Liên Xô (cũ) bắt đầu giúp đỡ khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Đến ngày 20/3/1984,lò phản ứng với tên mới là Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được đưa vào vận hành với công suất danh định là 500 kWt,gấp 2 lần so với công suất của lò TRIGA trước đây. Lò phản ứng sử dụng cho nghiên cứu khoa học (vật lý hạt nhân),phân tích mẫu,sản xuất dược chất phóng xạ chẩn đoán và điều trị ung thư (y tế),ứng dụng trong công nghiệp và đào tạo nhân lực.

Như Quỳnh

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.

Mới nhất

Nạn nhân nhà cháy ở TP HCM: 'Khói đen bủa vây không còn lối thoát'

Ngành lao động 'nhiều tâm tư nhưng sẽ chấp hành tốt việc hợp nhất'

Giá đỗ, đậu đũa trong tiếng Anh là gì?

Thiếu úy quân đội nhờ cảnh sát tìm chủ túi vàng nhặt được

Doãn Quốc Đam rút khỏi đề cử giải truyền hình

Thu nhập bình quân lao động năm 2024 đạt 8,5 triệu đồng

©bản quyền 2009-2020 Thông tin khách sạn Universal    Liên lạc với chúng tôi  SiteMap