Trang là con đầu lòng trong gia đình có bố mẹ là công chức,kinh tế bình thường,không mâu thuẫn. Người nhà cho biết em là học sinh khá giỏi trong nhiều năm,luôn nỗ lực vươn lên trong học tập. Ba năm trước,em thi đỗ trường chuyên,quyết tâm học để bằng các bạn,song mọi thứ trở nên khó khăn khi em không đạt được vị trí cao của lớp. Áp lực đè nặng khiến Trang phải nỗ lực rất nhiều.
Một năm trở lại đây,em buồn chán,suy nghĩ tiêu cực,giảm khả năng học tập và không còn hứng khởi với các ước mơ thi đại học như trước. Trang không tập trung,ít giao tiếp,ngủ kém hơn,khó vào giấc,ăn không ngon.
Một tháng trước kỳ thi tốt nghiệp,em căng thẳng nhiều hơn,xuất hiện hành vi tự gây thương tích để đỡ căng thẳng. Em vẫn giấu bố mẹ mặc áo dài tay để che đi vết thương,cho đến ngày bị phát hiện,gia đình lập tức đưa em vào Viện Sức khỏe Tâm thần,Bệnh viện Bạch Mai khám.
Bệnh nhân chia sẻ từ khi vào cấp 3,em thấy học lực của mình kém nhiều bạn nên bị căng thẳng,song không dám nói với bố mẹ vì sợ gia đình thất vọng. Trang chăm chỉ học tập để đạt thành tích tốt,mong muốn bố mẹ và thầy cô hài lòng. Cho tới khi tinh thần mệt mỏi,không thể chịu đựng áp lực,Trang liên tục làm đau bản thân để giải tỏa và từng có ý định tự tử.
Bác sĩ chẩn đoán trầm cảm nặng,điều trị bằng thuốc cùng các liệu pháp tâm lý,may mắn sức khỏe ổn định dần. Dù đủ sức khỏe vượt qua kỳ thi,Trang tiếp tục nhập viện vì các triệu chứng trầm cảm tái phát.
Bác sĩ Yến thăm khám một bệnh nhân tại viện. Ảnh: Thúy Quỳnh
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến,Viện Sức khỏe Tâm thần,nhận định bệnh trầm cảm ở độ tuổi vị thành niên ngày càng tăng. Mỗi tháng,khoa tiếp nhận khám và điều trị khoảng 400-500 bệnh nhân,trong đó hơn 30% tuổi 10-19,nhóm học sinh cuối cấp hai và cuối cấp ba chiếm đa số,nhiều em được đánh giá ngoan,thành tích học tập giỏi.
"Những trẻ này thường hay tự tạo áp lực với bản thân,nỗ lực không ngừng để giữ hình ảnh với bạn bè,gia đình,thầy cô,dẫn tới bị căng thẳng,lo lắng,mệt mỏi,trầm cảm,nhất là khi không đạt được kỳ vọng như mong muốn",bác sĩ nói.
Các em không tâm sự với gia đình nên bố mẹ không nhận ra hoặc nhiều gia đình không thừa nhận con cái có vấn đề tâm thần. Vì vậy,bệnh nhân thường đến viện muộn,việc điều trị khó khăn hơn.
"Đa phần bộc bạch sợ học nhưng phải luôn cố gắng để đáp ứng mong mỏi của người thân,khi kết quả không đạt như kỳ vọng thì suy sụp",bác sĩ Yến nhận định.
Thực tế,tuổi vị thành niên là thời điểm cơ thể dậy thì,nội tiết và sinh lý thay đổi,trẻ không dám bộc lộ bản thân với gia đình,kèm theo vô số áp lực bủa vây,hình thành mâu thuẫn nội tâm. Những xung đột này dễ bộc phát lúc cận kề kỳ thi,là nguyên nhân thúc đẩy bệnh trầm cảm. Hậu quả làm giảm nhận thức,mức độ tự tin của trẻ,nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến phát triển nhân cách,không thể chữa khỏi.
Bác sĩ khuyên gia đình cần quan tâm hơn tới con cái bằng cách chia sẻ,thấu hiểu,tâm sự. Không nên áp đặt,"vẽ" ra các hình tượng hoàn hảo mà không phù hợp mong muốn,nhu cầu của trẻ.
"Điều cần nhất là lắng nghe,điều chỉnh sao cho đứa trẻ hạnh phúc,thoải mái. Như vậy mới phòng được trầm cảm",bác sĩ cho biết.
Thúy Quỳnh
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
©bản quyền 2009-2020 Thông tin khách sạn Universal Liên lạc với chúng tôi SiteMap